Thông tin chi tiết về phương pháp niềng răng móm

Sở hữu một hàm răng móm khiến bạn tự ti rất nhiều, không dám cười lớn và ngại giao tiếp. Răng móm không chỉ khiến gương mặt nhìn bị gãy, mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai. Niềng răng móm là phương thức hiệu quả và ít phức tạp nhất giúp điều trị răng móm, tránh phải phẫu thuật hàm như trước đây.

Răng móm là tình trạng như thế nào?

Răng móm hay còn gọi khớp cắn ngược là một kiểu sai hình khớp cắn trong đó:

– Các răng cửa hàm dưới bị đưa ra ngoài so với các răng cửa hàm trên

– Xương hàm dưới bị đưa ra trước

– Gương mặt dạng lưỡi cày với cằm bị nhô nhiều ra trước

Răng bị móm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó 70% là do di truyền và 30% là do mắc phải.

Móm răng do mắc phải có thể được dự phòng bằng cách loại bỏ những thói quen xấu của trẻ trong giai đoạn thay răng cửa sữa (từ 7 – 9 tuổi). Những thói quen xấu có thể kể đến như:

– Thói quen bú bình, mút ngón tay

– Thói quen cắn môi trên, cắn bút…

Những bất lợi của hàm răng móm

Tình trạng răng móm ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ của khuôn mặt. Người bị móm thường có mặt dạng lưỡi cày, tầng mặt dưới bị dài và cằm bị đưa ra trước. Mức độ móm càng nặng, đặc biệt móm do xương hàm dưới quá phát thì gương mặt càng điển hình. Không những vậy khớp cắn ngược còn gây ra một số tác hại sau:

– Ảnh hưởng tới phát âm: Khi bị móm, phát âm sẽ có cảm giác bị đớt, không tròn chữ do miệng khó khép kín.

– Ảnh hưởng tới chức năng: Răng móm làm cho các răng cửa hàm trên và hàm dưới không cắn khít được với nhau, khớp cắn hở gây khó khăn trong việc cắn xé thức ăn. Ngoài ra, khi răng hàm dưới không được hướng dẫn và chặn bởi các răng hàm trên, hàm dưới trong tình trạng “tự do quá mức” sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý rối loạn khớp thái dương hàm, gây đau nhức, mỏi cơ hàm.

– Khi nhiều tuổi, răng không được khỏe mạnh và dễ gãy rụng hơn người bình thường.

Bởi vậy, việc niềng răng móm là hết sức cần thiết, giúp cải thiện cấu trúc của khuôn mặt, tạo nên sự cân đối giữa 2 hàm và khớp cắn, phòng tránh các bệnh lý răng miệng.

Niềng răng móm là như thế nào?

Niềng răng móm là cách bác sĩ sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài hay khay niềng trong suốt invisalign để gắn lên răng và dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Tùy vào tình trạng mà sẽ có các phương pháp điều trị răng móm khác nhau:

– Móm do răng

– Móm do xương hàm

– Móm do sự kết hợp cả răng và xương hàm

Những trường hợp móm do răng thì hoàn toàn có thể điều trị bằng chỉnh nha. Tuy nhiên, nếu móm do xương hàm quá phát, đặc biệt móm nặng thì cần phải kết hợp phẫu thuật mới có thể giải quyết hết được. Cụ thể, bác sĩ sẽ cắt đi một phần xương hàm dưới quá phát, đẩy lùi ra phía sau và cố định vào vị trí cân đối với hàm trên. Những trường hợp móm phức tạp hơn thì cần kết hợp giữa cả phẫu thuật và niềng răng mới mang lại kết quả tốt được.

Bên cạnh đó, hiệu quả của quá trình niềng răng móm cũng phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và kiến thức chỉnh nha của bác sĩ. Bởi không phải bác sĩ nha khoa nào cũng có thể niềng răng, nếu không tìm hiểu kỹ và chọn sai địa chỉ nha khoa thì sẽ gặp phải những nguy cơ sau:

– Chân răng bật ra khỏi cung hàm, tiêu cụt chân răng

– Lệch mặt, lệch đường giữa

– Tình trạng cười hở lợi trầm trọng hơn, răng bị quặp, mất thẩm mỹ

– Tụt lợi sau niềng

– Đau hàm, chết tủy răng sau niềng

Lợi ích của phương pháp niềng răng cho người móm

Niềng răng bị móm được các chuyên gia chỉnh nha đánh giá rất cao về lợi ích mang lại cho người bệnh, cụ thể như:

– Giúp cải thiện tình trạng răng móm hiệu quả. Sắp đều răng, cắn chỉnh khớp cắn chuẩn từ đó giúp gương mặt hài hòa hơn.

– Cải thiện khả năng ăn nhai cũng như việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.

– Đảm bảo kết quả điều trị kéo dài, duy trì vĩnh viễn. Sau niềng răng bạn chỉ cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là việc đeo hàm duy trì thì kết quả niềng răng sẽ tồn tại lâu dài. Những trường hợp niềng răng ở độ tuổi từ 8 – 18 tuổi kết quả sẽ lý tưởng hơn rất nhiều.

– Bảo tồn răng thật tối đa: Khi bạn được thực hiện điều trị niềng răng bởi bác sĩ giỏi chuyên môn, kỹ thuật tốt thì quá trình niềng răng với lực tác động nhẹ nhàng, sau mỗi lần siết răng thì răng sẽ ổn định hơn. Răng sẽ không bị yếu đi sau niềng hay phải mài bớt răng đi.

Thời gian niềng răng bị móm là bao lâu?

Thời gian niềng răng cho người móm sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người, độ tuổi niềng răng cũng như trình độ chuyên môn của bác sĩ:

– Thời gian niềng răng cho trẻ em sẽ ít hơn niềng răng cho người trưởng thành, bởi trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển, răng và xương dễ dàng uốn nắn. Còn người trưởng thành, cấu trúc xương và răng đã cứng chắc hơn nên thời gian niềng răng móm sẽ kéo dài hơn.

– Trường hợp móm nặng hoặc móm do xương nếu niềng thì thời gian sẽ lâu hơn là móm nhẹ, móm do răng.

– Bác sĩ giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm xử lý các tình trạng răng miệng phức tạp và thành thạo sử dụng các kỹ thuật chỉnh nha hiện đại sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

09.110.100.57
btn-dangkyhocthu